CÔNG TY CỔ PHẦN THẢO DƯỢC O.K.B

HUYỀN SÂM
Mã sản phẩm: HUYENSAM2019
Lượt xem: 1896

Huyền sâm từ lâu đã được coi là một dược liệu quý trong y học. Cây huyền sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giáng hỏa, sinh tân, dưỡng huyết, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, nhuyễn kiên tán kết. Trước đây, vị thuốc này được nhập chủ yếu từ Trung Quốc nhưng vài năm gần đây, nhiều vùng ở nước ta cũng đã trồng huyền sâm dược liệu và cho hiệu quả rất lớn

 

Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Download
  • Bình luận

HUYỀN SÂM

Tên thuốc: Radix Scrophulariae

Tên khoa học: Scrophularia bucrgeriana Miq.

Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

 Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Củ béo mập, sắc đen mềm có dầu là tốt.

Thứ nhỏ xơ, sắc nhạt là kém.

Hình ảnh có liên quan

Tính vị: vị đắng, hơi mặn, tính hàn.

Quy kinh: vào kinh Phế  và Thận.

Tác dụng: làm thuốc cường âm, ích tinh, giáng hoả, hạ thuỷ.

Chủ trị: bổ Thận  thuỷ, sáng mắt lợi đại tiểu tiện, trị thương hàn phát ban.

-  Ðau Họng do ngoại cảm phong nhiệt:  Huyền sâm hợp với Ngưu bàng tử, Cát cánh và Bạc hà.

-   Ðau Họng do nội nhiệt thịnh: Huyền sâm  hợp với Mạch đông, Cát cánh và Cam thảo.

-  Tràng nhạc, bướu cổ và hạch dưới da: Huyền sâm hợp với Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ.

-   Khát, sốt, mất ngủ, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít: Huyền sâm hợp với Sinh địa và Mạch đông.

-   Sốt cao, mê sảng và phát ban: Huyền sâm hợp với Tri mẫu, Thạch cao và Sừng tê giác.

-   Táo bón do khô háo trong ruột. Huyền sâm phối hợp với Sinh địa hoàng và Mạch đông.

Liều dùng: Ngày dùng  6 - 12g

Cách bào chế:

Theo Trung Y:

Đào củ rửa sạch, lót cỏ lác xếp củ vào  chõ đồ lên cho chín, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Hình ảnh có liên quan

Rửa sạch, ủ đến mềm, thái lát, phơi khô.

Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, dưới có lót vôi sống, năng đem phơi.

Kiêng kỵ: Không dùng Huyền sâm trong trường hợp tỳ vị hư yếu và không phối hợp với Lê lô

Kỵ đồ đồng.

 

Sản phẩm cùng loại
0
Gọi điện SMS Chỉ đường