CÔNG TY CỔ PHẦN THẢO DƯỢC O.K.B

TỲ BÀ DIỆP
Mã sản phẩm: TYBADIEP2019
Lượt xem: 2531

Tỳ bà diệp là lá của cây tỳ bà. Dược liệu này có tác dụng giáng khí hóa đờm và thanh phế hòa vị, được sử dụng phổ biến trong bài thuốc chữa ho, viêm phế quản, hen suyễn, cảm lạnh, nổi mề đay,…

Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Download
  • Bình luận

Tỳ Bà Diệp

(Eriobotrya japonica Lindl)
 
 
 
 
Tên khác: Bá diệp, Sơn trà Nhật Bản, Nhót tây.
 
Tên khoa học: Eriobotrya japonica Lindl. Họ Hoa Hồng hay còn gọi là tường vi (Rosaceae).
 
Mô tả cây thuốc: 
 
Tỳ bà diệp là cây cao 6-8m, lá mọc so le, hình mác, nhọn, dai, dài 12-30cm, rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều long, màu xám hay vàng nhạt. Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chum, đường kính 15-20mm, có long màu hung đỏ. Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chin có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt ở quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày, có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ. Mùa quả chín vào tháng 4-5.
 
Kết quả hình ảnh cho Tỳ bà diệp DUOC LIEU
 
Bộ phận dùng:
 
Lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu là tốt.
 
Mô tả Dược liệu:
 
Vị thuốc Tỳ bà diệp là lá khô dài hình bầu dục tròn, dài 12 ~ 25 cm, rông 4 ~ 9cm. Lá ngay thẳng dần nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa, phần đáy đủ rìa. Mạch lưới hình lông vũ, mặt dưới mạch trong dày lên. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng; măt dưới lông nhung sắc cọ. Cuống lá ngắn, lá chất sừng mà giòn. Không mùi, vị hơi đắng. Dùng lá to, sắc xanh xám, không rách nát là tốt
 
Thành phần hóa học:
 
Chứa tinh dầu, trong đỏ có trans-nerolidol, acid ursolic, và các chất triterpen. Quả chín chứa đường fructose 3,7%, glucose 3,42%, sucrose 0,46%. Các acid hữu cơ như acid malic 89mg%, acid oxalic 26mg%, và các acid amin chiếm 18 – 30mg%, gồm acid aspartic, acid glutamic, vatamin, alanin,.. Hạt chứa amygdalin và dầu béo.
 
Bào chế:
Hình ảnh có liên quan

– Tỳ bà diệp: chải bỏ lông tơ, dùng nước rửa sạch, hơi ướt, cắt sợi, phơi khô.

– Tỳ bà diệp chích mật: Lấy Tỳ bà diệp sợi, thêm mật ong luyện chín và nước sôi lượng thích hợp, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua,


– Lôi công bào chích luận: Sau khi hái được Tỳ bà diệp, vải thô lau sạch lông, dùng nước Cam thảo rửa qua 1 lần, lại dùng bông tơ lau cho khô,
mỗi 1 lượng dùng bơ 1 phân nướng vậy, bơ hết là độ.

– Cương mục: Trị bệnh bao tử dùng nước gừng quét nướng, trị bệnh phổi dùng nước mật quét nướng thì tốt.
 
 

Tính vị: Vị đắng, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị.

Tác dụng của Tỳ bà diệp: Thanh Phế Hoà Vị, Giáng Khí Hoá Đờm.

Chủ trị:

- Nếu trị đau dạ dày thì tẩm nước gừng nướng, trị bệnh gan phổi thì tẩm mật nướng. Tẩm gừng sao vàng hoặc tẩm mật sao vàng (tuỳ theo bệnh).

Ngoài ra, Lá có tác dụng hạ đường huyết, dùng trị tiểu đường loại 2.

- Nhiệt ở phế biểu hiện như ho và hen: dùng Tỳ bà diệp với Tang bạch bì, Bạch tiền và Cát cánh.

- Nhiệt ở vị, biểu hiện như buồn nôn và nôn: dùng Tỳ bà diệp với Trúc nhự  Lô căn.

Liều dùng: Ngày dùng 12 - 18 g lá khô/ngày.

Bảo quản: 

Kết quả hình ảnh cho Tỳ bà diệp DUOC LIEU

Thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 - 3 hôm bị úa, thối. Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu

Kiêng kỵ: Hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng.

Bài thuốc có Tỳ bà diệp:

 1. Phòng bệnh mày đay:

Tỳ bà diệp 250g rửa sạch, thái vụn, giã nát vắt lấy nước, đem hấp cách thủy cùng một lượng đường phèn vừa đủ trong 20 phút, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho những trường hợp mày đay nổi cục đỏ ngứa.

2. Trị hen phế quản:

Lá tỳ bà diệp (lá hen) lau sạch lông, phơi khô trong bóng râm tẩm mật sao 20g. Cúc tần (phơi khô sao vàng) 14g. Lá tía tô sao vàng 8g. Các vị đem hãm pha thêm đường uống hằng ngày, trẻ em 1 tuổi trở lên uống 50ml mỗi ngày.

3. Khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết:

Dùng xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g. Sắc uống.

4. Trị mụn trứng cá:

Nghệ vàng, sơn tra và tỳ bà diệp lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc hòa với nước sôi để nguội rồi thoa lên mặt, mỗi ngày 2 lần.

5. Chữa hôi miệng:

Hắc phàn 1 gam, tỳ bà diệp 3 gam, kha tử 2 gam sắc lấy nước, ngậm trong miệng 5 đến 10 phút, mỗi ngày 3 đến 5 lần. Không được nuốt.

Sản phẩm cùng loại
RAU MÁ
RAU MÁ

Giá: Liên hệ

NGŨ GIA BÌ
NGŨ GIA BÌ

Giá: Liên hệ

ĐƠN ĐỎ
ĐƠN ĐỎ

Giá: Liên hệ

TANG CHI
TANG CHI

Giá: Liên hệ

QUẾ NHỤC
QUẾ NHỤC

Giá: Liên hệ

QUẾ CHI
QUẾ CHI

Giá: Liên hệ

BÁN HẠ
BÁN HẠ

Giá: Liên hệ

BÁCH BỘ
BÁCH BỘ

Giá: Liên hệ

BA KÍCH
BA KÍCH

Giá: Liên hệ

NHÂN TRẦN
NHÂN TRẦN

Giá: Liên hệ

ÍCH MẪU NAM
ÍCH MẪU NAM

Giá: Liên hệ

PHỤ TỬ
PHỤ TỬ

Giá: Liên hệ

NHA ĐẢM TỬ
NHA ĐẢM TỬ

Giá: Liên hệ

SÀI HỒ
SÀI HỒ

Giá: Liên hệ

LONG NHÃN
LONG NHÃN

Giá: Liên hệ

HOÀNG BÁ
HOÀNG BÁ

Giá: Liên hệ

MẠCH MÔN
MẠCH MÔN

Giá: Liên hệ

TANG DIỆP (LÁ DÂU)
TANG DIỆP (LÁ DÂU)

Giá: Liên hệ

KIM TIỀN THẢO
KIM TIỀN THẢO

Giá: Liên hệ

LÁ VÔNG
LÁ VÔNG

Giá: Liên hệ

MỘC THÔNG
MỘC THÔNG

Giá: Liên hệ

Ô TẶC CỐT (MAI MỰC)
Ô TẶC CỐT (MAI MỰC)

Giá: Liên hệ

ĐỊA LONG
ĐỊA LONG

Giá: Liên hệ

PHÒNG PHONG
PHÒNG PHONG

Giá: Liên hệ

CỎ NGỌT
CỎ NGỌT

Giá: Liên hệ

BẠCH CHỈ
BẠCH CHỈ

Giá: Liên hệ

LẠC TIÊN (NHÃN LỒNG)
LẠC TIÊN (NHÃN LỒNG)

Giá: Liên hệ

ARTISO ( AC TI SÔ )
ARTISO ( AC TI SÔ )

Giá: Liên hệ

0
Gọi điện SMS Chỉ đường