CÔNG TY CỔ PHẦN THẢO DƯỢC O.K.B

TÔ DIỆP
Mã sản phẩm: TODIEP2019
Lượt xem: 3056

Tía tô giải cảm có thể là vị thuốc ít được mọi người biết đến. Tía tô không chỉ là rau dùng hằng ngày mà còn là vị thuốc dùng nhiều trong đông y. Vậy sử dụng tía tô giải cảm như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Download
  • Bình luận

 

Tía tô trong đông dược được gọi là tử tô. Tên khoa học của tía tô là Perilla frutescens var. crispa. Thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Ngoài cái tên tử tô, nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác nữa. Như tô diệp, tô ngạnh, quế nhẫm, sơn ngư tô v.v..

Kết quả hình ảnh cho Perilla frutescens var. crispa.

Tác dụng của tía tô giải cảm

Thành phần chính có trong cây tía tô là tinh dầu perillaldehyd, a-pinen, limonen và dihydrocumin v.v..

Thành phần dùng của tử tô là toàn cây. Tuy nhiên mỗi bộ phận của nó lại có công dụng khác nhau.

  1. Tử tô ngạnh hay gọi tắt là tô ngạnh. Khí và vị của nó hòa hoãn. Nó có thể điều hóa được khí trong mạch máu, trong phế và can. Nó chữa được chứng gân xương đau nhức, hay phong hàn thấp tý. Vì tính nó hay dẫn ra tứ chi. Giúp tiêu tan được khí ở hong sườn, lại an được thai.
  2. Tử tô tử là hạt của cây tía tô. Trong đông y gọi nó là tô tử. Tô tử thì có vị cay, tính ấm không độc. Đông y cho rằng, phàm những thứ hạt có mùi thơm thì đều có tính táo. Tuy nhiên Tô tử lại có tính nhuận, thật lạ kỳ do mẹ thiên nhiên tạo ra. Vì đặc tính này của nó, nên tô tử dùng điều trị trong các chứng ho, suyễn do cơ thể hư yếu rất hay.
    Tính của nó có khả năng giáng hạ. Nên những chứng má trong lồng ngực không được khoang khoái thì nên dùng nó.
  3. Tử tô diệp hay thường gọi trong đông y là tô diệp. Đây cũng là bộ phận dùng nhiều trong đông y. Tô diệp lại có vị cay, tính ấm, cũng không độc. Công dụng của tô diệp có thể phát hãn, tán phong. Trừ được hàn khí ở phần biểu, lại có thể khai vị, tiêu thực. Giúp cho lồng ngực cũng như đại tiểu trường khoang khoái rất nhanh.

Bào chế tử tô

Kết quả hình ảnh cho Perilla frutescens var. crispa.

  • Nếu có thể tìm được thứ lá tía (màu xanh đỏ) thì tốt nhất. Sau khi thu hái, mang phơi âm can cho khô. Bảo quản nơi khô ráo, đậy kín. Có người mang những lá tía tô lớn sau khi phơi khô xếp thánh từng bó. Thật phẳng rồi buột lại để bán được giá cao hơn. Gọi là bắc tô diệp hay tề tô diệp. Nhưng theo ý của cá nhân mình, thì dược tính nó như nhau thôi không khác biệt nhiều. Điều quan trọng nhất là nên phơi nơi âm can để không mất dược tính của thuốc.
  • Hình ảnh có liên quan

 

Bài thuốc giản dị dùng tử tô

  • Một phương thuốc điều trị cho người mắc chứng thương hàn khí suyễn không thôi. Dùng tô tử một nắm, ba bát nước sắc cạn còn một bát. Uống lúc còn ấm, uồng từ từ. Khi nó ra được mồ hôi thì sẽ khỏi.
  • Một phương khác chữa cho người bị chứng đau bụng dữ. Hoặc bụng chướng đầy mà chưa từng thổ hay hạ gì cả. Dùng lá tía tô tươi, giải nát ra vắt lấy nước mà uống. Thì sẽ khỏi ngay (Trửu hậu phương).
  • Một bài thuốc chữa cho người bị đứt tay, chân. Máu chảy ra nhiều không cầm được. Dùng lá tía tô non giã mà đấp vào chỗ đau (Vĩnh loại kiềm phương).
  • Một bài chữa người bị chó dại cắn. Dùng tô diệp tươi, nhai cho nát rồi đấp vào vết thương. Rất thần hiệu (Thiên kim phương).

Ngoài ra còn nhiều phương thuốc khác nữa dùng đến nó. Liều lượng thường dùng với vị thuốc này từ một đến ba đồng cân.

Cháo tía tô giải cảm

  1. Đầu tiên bạn hãy rửa gạo cho sạch. Rồi ngâm gạo một lúc cho mềm ra.
  2. Tiếp theo, chúng ta cho nước vừa đủ vào gạo rồi nấu với lửa vừa. Khi nào thấy hạt gạo bung ra thành cháo là được.
  3. Bạn có thể cho thêm thịt xay và hột gà vào nấu cùng.
  4. Khi ăn, bạn cho thêm một lượng lá tía tô đã được thái nhỏ vào ăn cùng. Bạn cũng có thêm cho thêm một chút hành và gừng cũng hay.

Dùng lá tía tô hạ sốt

Nhiều bài viết trên mạng chia sẻ cách dùng là tía tô để hạ sốt cho bé. Ở đây mình không nhắc lại những cách mà các bài viết đó đã chia sẻ. Mình chỉ lưu ý các bạn rằng, tô diệp có khả năng giải biểu. Giúp hạ sốt trong trường hợp cảm nhiễm hàn tà (sốt nhẹ). Trong trường hợp trẻ em sốt mà không phải phải do hàn tà gây ra thì bạn nên thận trọng.

Cách nấu lá tía tô uống

Trong những trường hợp cần dùng đến tía tô. Thì bạn không nên nấu quá lâu. Vì khi nấu lâu dược tính trong tía tô sẽ giảm đi nhiều.

Trường hợp nên kiêng dùng tử tô

Nếu là người có vị khí yếu, biểu hư lại không có chứng ngoại cảm. Thì tuyệt đối không nên dùng đến tử tô.
Tính nó kỵ lửa và cá chép. Nếu ăn cá chép chung với tử tô sẽ sinh ra chứng lở lang có độc.

Kết luận

Tía tô không những là một món rau dùng hằng ngày trong cuộc sống. Mà toàn cây tía tô còn là vị thuốc dùng nhiều trong đông y. Đọc xong bài viết này, bạn có cảm thấy ngạc nhiên không? Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

Sản phẩm cùng loại
HƯƠNG PHỤ
HƯƠNG PHỤ

Giá: Liên hệ

LIÊN NHỤC (HẠT SEN)
LIÊN NHỤC (HẠT SEN)

Giá: Liên hệ

HÒE HOA
HÒE HOA

Giá: Liên hệ

BẠC HÀ
BẠC HÀ

Giá: Liên hệ

CÁT CÁNH NAM
CÁT CÁNH NAM

Giá: Liên hệ

HY THIÊM THẢO
HY THIÊM THẢO

Giá: Liên hệ

HOÀI SƠN
HOÀI SƠN

Giá: Liên hệ

KÊ HUYẾT ĐẰNG
KÊ HUYẾT ĐẰNG

Giá: Liên hệ

TANG KÝ SINH
TANG KÝ SINH

Giá: 34.000 đ

CỐT TOÁI BỔ
CỐT TOÁI BỔ

Giá: Liên hệ

CẨU TÍCH
CẨU TÍCH

Giá: 28.000 đ

CÚC HOA VÀNG ( Kim Cúc)
CÚC HOA VÀNG ( Kim Cúc)

Giá: 200.000 đ

0
Gọi điện SMS Chỉ đường