Hoài Sơn

HOÀI SƠN
Mã sản phẩm: HS2019
Lượt xem: 2334

Hoài sơn là cây gì ?

Hoài sơn còn có tên gọi là sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ (Củ mài là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhân dân ta sử dụng hàng trăm năm, trong kháng chiến nhờ có củ mài mà bộ đội ta bảo đảm được nguồn lương thực để tiến hành chiến tranh du kích trong lòng địch). Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói.

Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, hoài sơn còn là một vị thuốc rất quý, được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ lưu truyền hàng ngàn năm.

Theo các cuốn kinh thư cổ có viết, củ mài còn gọi là “sơn dược” có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt, tăng cường thính lực cho tai.

Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Download
  • Bình luận

Hoài Sơn

 (Dioscorea persimilis Prain et Burk)

 

 

Tên khác:  Dược Liệu Hoài Sơn còn có tên gọi khác là Sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài.

 

Tên khoa học: Dioscorea persimilis Prain et Burk. (Dioscorea oppositifolia Lour.). Họ Củ nâu Dioscoreaceae.

 Kết quả hình ảnh cho hoài sÆ¡n

Mô tả cây thuốc: 

Hoài sơn là cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.

 

 

Địa lý:

Củ mài mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc.

Thu hái, sơ chế Dược liệu:

Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, rửa sạch, gọt vỏ, cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Bộ phận dùng: Rễ củ đã chế biến khô của cây Củ mài.

 

Củ Hoài sơn (Củ mài)

Tính vị: Vị ngọt tính bình.

Quy kinh: Vào kinh tỳ, phế, thận.

Thành phần hóa học: Tinh bột 16%, choline, dopamine, batasine, abscisin, mannan, phytic acid

Tác dụng của Hoài sơn: Ích khí, bổ tỳ âm, vị âm, phế âm, thận âm, sinh tân chỉ khát, bình suyễn, sáp tinh.

Hình ảnh có liên quan

Chủ trị:

+ Dùng sống: trị bạch đái, thận kém, tiêu chảy do thấp hàn.

+ Dùng chín: chữa tỳ vị hư yếu. Trị lở, ung nhọt, thổ huyết.

Hình ảnh có liên quan

 

Liều dùng: 9 - 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc có Hoài sơn:

- Trẻ con đi đái nhiều: Hoài sơn, bạch phục linh tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần cho uống 8g.

- Chữa mụn nhọt: Hoài sơn tươi giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt.

- Thuốc bổ dùng trong những bệnh về dạ dày và ruột: Hoài sơn l0g, bạch truật 8g, phục linh 6g, trần bì 5g, nước 400ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chú ý: Trên thực tế người ta còn chế biến Hoài sơn từ một số loài khác thuộc chi Dioscorea như Củ cọc, Củ mỡ… tác dụng của chúng so với Hoài sơn chưa có tài liệu công bố.

Sản phẩm cùng loại
CHÙM NGÂY
CHÙM NGÂY

Giá: Liên hệ

CHÈ DÂY
CHÈ DÂY

Giá: Liên hệ

BỒ HÒN
BỒ HÒN

Giá: Liên hệ

BÈO HOA DÂU TÂY
BÈO HOA DÂU TÂY

Giá: Liên hệ

BÁ BỆNH ( MẬT NHÂN )
BÁ BỆNH ( MẬT NHÂN )

Giá: Liên hệ

THẠCH CAO
THẠCH CAO

Giá: Liên hệ

TANG BẠCH BÌ
TANG BẠCH BÌ

Giá: Liên hệ

BINH LANG ( HẠT CAU )
BINH LANG ( HẠT CAU )

Giá: Liên hệ

RÂU NGÔ ( RÂU BẮP )
RÂU NGÔ ( RÂU BẮP )

Giá: Liên hệ

TRẠCH TẢ
TRẠCH TẢ

Giá: Liên hệ

XẠ CAN
XẠ CAN

Giá: Liên hệ

TỲ GIẢI
TỲ GIẢI

Giá: Liên hệ

BẠCH QUẢ
BẠCH QUẢ

Giá: Liên hệ

NGA TRUẬT
NGA TRUẬT

Giá: Liên hệ

MẠCH NHA
MẠCH NHA

Giá: Liên hệ

CỦ RIỀNG
CỦ RIỀNG

Giá: Liên hệ

CỎ MỰC (NHỌ NỒI)
CỎ MỰC (NHỌ NỒI)

Giá: Liên hệ

HUYẾT DỤ
HUYẾT DỤ

Giá: Liên hệ

CHÈ DUNG
CHÈ DUNG

Giá: Liên hệ

BƯỞI BUNG
BƯỞI BUNG

Giá: Liên hệ

KHỔ SÂM
KHỔ SÂM

Giá: Liên hệ

SÀI ĐẤT
SÀI ĐẤT

Giá: Liên hệ

LIỄU TRẮNG (VỎ)
LIỄU TRẮNG (VỎ)

Giá: Liên hệ

BẠCH ĐỒNG NỮ
BẠCH ĐỒNG NỮ

Giá: Liên hệ

GIẰNG XAY
GIẰNG XAY

Giá: Liên hệ

KIM VÀNG
KIM VÀNG

Giá: Liên hệ

SA NHÂN
SA NHÂN

Giá: Liên hệ

0
Gọi điện SMS Chỉ đường