CÔNG TY CỔ PHẦN THẢO DƯỢC O.K.B

CÂU ĐẰNG
Mã sản phẩm: CAUDANG2019
Lượt xem: 2336
Liên hệ
  • Thông tin sản phẩm
  • Download
  • Bình luận

CÂU ĐẰNG

Tên thuốc: Ramulus Uncariae Cum Unis

Tên khoa học: Uncaria rhynchophylla (Miq) Jach

Họ Cà Phê (Rubiaceae) 

Kết quả hình ảnh cho CÂU ĐẰNG

Bộ phận dùng: khúc thân hay cành có gai hình móc câu. Gai mọc ở kẽ lá, thòng xuống, cong như lưỡi câu, mới mọt sắc xanh, già thành màu nâu.

Cứng rắn, dùng mấu non có tác dụng mạnh hơn thứ già. Thứ khô, không mốc, mọt, mục, mỗi khúc có hai gai ở hai bên là tốt,

thứ chỉ có một gai kém giá trị, thứ không có gai thì không dùng.

Hình ảnh có liên quan

Thành phần hoá Học: có chất Rhynchophylin, Isorynchophyllin và các chất khác chưa được nghiên cứu rõ.

Tính vị: vị ngọt, tính hơi hàn.

Quy kinh: vào hai kinh Can và Tâm  bào.

Chủ trị: trẻ em nóng rét cảm phong, trị kinh giản, làm cho ban sởi phát ra (thấu phát)

- Can phong nội động do nhiệt thịnh biểu hiện sốt cao, co thắt và co giật: Câu đằng + Linh dương giác, Cúc hoa và Thạch cao.

- Can thận âm hư và can dương vượng hoặc nhiệt thịnh ở kinh Can biểu hiện hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, nhìn mờ và đau đầu: Câu đằng + Hạ khô thảo, Hoàng cầm, Thạch quyết minh và Cúc hoa.

Liều dùng: Ngày dùng  12 - 16g.

Kết quả hình ảnh cho Ramulus cum unco Uncariae

Cách bào chế:

Theo Trung Y:

Dùng Câu đằng chỉ dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào  thuốc thang thì phải để riêng, sắc thuốc gần tới mới cho nó vào.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Dùng khô, thái nhỏ nếu có to quá. Không phải tẩm sao.

Dùng sắc thì sau khi thuốc gần tới mới cho Câu đằng vào, chỉ để sôi vài dạo là được.

Có thể tán bột dùng làm hoàn tán.

Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió. Bào chế rồi đậy kín. 

Chú ý: Vị thuốc này không sắc lâu.

Kiêng ky: không có phong nhiệt và thực hoả thì không nên dùng.

Kết quả hình ảnh cho CÂU ĐẰNG

Sản phẩm cùng loại
0
Gọi điện SMS Chỉ đường